Trang chủThư việnVăn bản nhà trườngKẾ HOẠCH GIÁO DỤC 2023 - 2024

Trường THPT Hà Huy Tập là sự lựa chọn đáng tin cậy để các em "Thắp sáng ước mơ"!

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 2023 - 2024

  • PDF.InEmail

       SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

     Số: 21 /KHGD - HHT                        Tam Kỳ, ngày 08 tháng 9 năm 2023

                                                                                     

                                        

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

NĂM HỌC 2023 - 2024

 

       1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

       Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND ngày 08/8/2023 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối
với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

         Căn cứ Công văn số 1955/SGDĐT - GDTrH ngày 25/8/2023 của Sở GDĐT
Quảng Nam về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024;

         Căn cứ kết qủa thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của nhà trường;

       Trường THPT Hà Huy Tập xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2023 - 2024 như sau:

       2. BỐI CẢNH GIÁO DỤC

       2.1. Bối cảnh bên ngoài

       2.1.1. Cơ hội

       Năm học 2023 - 2024 là năm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục sẽ là cơ hội thuận lợi cho nhà trường vận động và phát triển. Là năm học thứ hai triển khai thực chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT.

       Kinh tế địa phương phục hồi sau đại dịch, người dân quan tâm hơn đến việc học tập của con em, tâm lý e ngại học trường tư đã dần được cởi bỏ.

       Nhà trường luôn được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời và chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT Quảng Nam, được chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường, HĐQT, Ban đại diện CMHS tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

       2.1.2. Thách thức

       Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và nhu cầu ngày càng cao của xã hội, của người học, đòi hỏi CBQL, GV, NV phải nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

       Một bộ phận CMHS chưa thật sự quan tâm hoặc vì hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện quan tâm việc học của con em, một số CMHS chưa dành thời gian, chưa có biện pháp giúp đỡ con em học tập có hiệu quả, còn giao phó hoàn toàn cho nhà trường trong việc giáo dục HS.

       Các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập học đường gây nhiều khó khăn trong việc giáo dục đạo đức HS.

       Áp lực kinh tế khiến một số HS phải bỏ học hoặc vừa học vừa làm gây khó khăn cho công tác giảng dạy.

       Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các loại hình trường.

       2.2. Bối cảnh bên trong

       2.2.1. Điểm mạnh

       Trường có bề dày truyền thống 25 năm, đã cơ bản vượt qua được giai đoạn khó khăn và đang trên đà phát triển. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

       Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo; trong đó có 01 cán bộ quản lý và 01 giáo viên có trình độ Thạc sĩ.

       Đội ngũ quản lý có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều giải pháp để xây dựng nhà trường phát triển. Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề. Nội bộ nhà trường đoàn kết, uy tín nhà trường dần được khẳng định và ngày càng có sức lan tỏa, tạo sự đồng thuận, tin tưởng của xã hội và CMHS

       Cơ sở vật chất nhà trường dần được hoàn thiện để phục vụ công tác dạy học

       2.2.2. Điểm yếu

       Chất lượng đầu vào vẫn còn thấp, một số học sinh thiếu ý thức học tập và rèn luyện, còn tỏ ra chây lười trước sự động viên, giáo dục và hướng dẫn của thầy cô. Ý thức về rèn luyện đạo đức, sửa đổi hành vi ở một số học sinh chưa ngoan chuyển biến chậm.

       Thiết bị dạy học chưa được mua sắm mới theo chương trình GDPT 2018, chưa có thư viện đạt chuẩn và nhà đa năng, một số cơ sở vật chất xuống cấp.

       Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá tuy có được chú trọng nhưng đôi khi chưa được chặt chẽ. Chất lượng một số môn KHTN, môn Tiếng Anh còn thấp.

 

      

 

 

 

 

       2.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

       - Số lượng CB, GV, NV

CBQL

GV

NV

TỔNG

3

30

8

41

-         Số lượng học sinh

KHỐI 10

KHỐI 11

KHỐI 12

TỔNG

254

233

215

702

-                Số lượng học sinh nội trú

KHỐI 10

KHỐI 11

KHỐI 12

TỔNG

30

24

21

75

       Căn cứ trên số lượng HS nhà trường thực hiện biên chế thành 17 lớp ( lớp 10 là 6 lớp, lớp 11 là 6 lớp, lớp 12 là 5 lớp ) với sĩ số trung bình 41 HS/lớp

       - Lớp 12: Tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2006 với trọng tâm ôn thi TN THPT

       - Lớp 10, 11: Thực hiện Chương trình GDPT 2018 như sau:

       + Lớp 11: Tổ chức 2 lớp KHTN với các môn lựa chọn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ Thiết kế và 4 lớp KHXH với các môn lựa chọn Địa, KTPL, Tin, Công nghệ trồng trọt

       + Lớp 10: Tổ chức 2 lớp KHTN với các môn lựa chọn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ Thiết kế và 4 lớp KHXH với các môn lựa chọn Địa, KTPL, Tin, Công nghệ trồng trọt. Ngoài ra, HS lớp 10 còn được học chương trình Tiếng Anh tăng cường.

       3. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG

       3.1. Mục tiêu chung

       Xây dựng trường THPT Hà Huy Tập thành trường có uy tín, là nơi học sinh lựa chọn để thực hiện được những ước mơ trên con đường học vấn. Tiếp tục nâng cao vị thế, thương hiệu của nhà trường trong hệ thống các trường THPT.

       Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng bền vững.

       Chú trọng giáo dục cả về kiến thức, kỹ năng và đạo đức lối sống, thể chất theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

      

 

 

       3.2. Mục tiêu cụ thể

       1. Tăng cường củng cố nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong nhà trường. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh.

       2. Tập trung nâng cao chất lượng văn hóa và giáo dục kỹ năng bằng cách tăng cường ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; sáng tạo, đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo.

       3. Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, hướng đến môi trường giáo dục hiện đại, chuyên nghiệp đặc biệt là mô hình nội trú.

       4. Đầu tư, thiết kế lại cảnh quan trường học tạo không gian học tập đẹp, độc đáo, hiện đại và thân thiện.

       5. Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường; giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thể chất; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.

       6. Tổ chức thành công Chương trình Tiếng Anh tăng cường đối với lớp 10 và xây dựng chương trình năng khiếu chuyên sâu.

       7. Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh nhà trường

3.3. Các chỉ tiêu

* Chỉ tiêu tập thể

+ Nhà trường: Tập thể lao động Tiên tiến.

+ Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Công đoàn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Đoàn Thanh niên: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

* Chỉ tiêu cá nhân cán bộ giáo viên:

+ Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: Không

+ Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen: Không.

+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 02 đồng chí.

+ Giám đốc sở tặng giấy khen: 01 đồng chí.

+ Lao động Tiên tiến: 39 đồng chí.

+ Hoàn thành nhiệm vụ: Không

+ 100% giáo viên có đủ hồ sơ theo quy định, trong đó 90% xếp loại khá tốt.

+ 100% giáo viên biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học.

* Chỉ tiêu chất lượng giáo dục của học sinh:

       + Hạnh kiểm: Đạt loại khá, tốt: trên 90%

       + Học lực trên Trung bình: trên 90%

       + Tỉ lệ Tốt nghiệp THPT: bằng hoặc cao hơn mặt bằng chung của tỉnh

       + Thi đua lớp: Loại A, B 100%

       4. NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

       4.1. Khung thời gian

       Thực hiện Quyết định số 1664/QĐ-UBND ngày 08/8/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2032-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Nam:

       - Ngày bắt đầu, kết thúc học kỳ I, học kỳ II: 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần), cụ thể:

       + Học kỳ I: Từ ngày 05/9/2023 đến ngày 13/01/2024 (có 18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác).

       + Học kỳ II: Từ ngày 15/01/2024 đến ngày 25/5/2024 (có 17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho nghỉ lễ, tết và các hoạt động khác).

       - Thời gian bế giảng năm học: Từ ngày 25/5/2024 đến 30/5/2024.

       4.2. Chương trình chính khóa, chuyên đề

       4.2.1. Đối với môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc

       - Năm học 2023 - 2024, căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, các văn bản hướng dẫn đổi mới hoạt động chuyên môn, trường THPT Hà Huy Tập ban hành Kế hoạch dạy học lớp 10, 11 với các môn học và hoạt động bắt buộc sau: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, GDTC, QP - AN, Nội dung GDĐP, HĐTN - HN.

       - Đối với lớp 10, 11 thực hiện các nội dung giáo dục địa phương theo tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh Quảng nam, đối với lớp 12 thực hiện các nội dung giáo dục địa phương lồng ghép trong các môn Văn, Sử, Địa, GDCD, QP-AN

       - Khối lớp 12 thực hiện dạy học theo chương trình Giáo dục phổ thông (Quyết định 16/2006/QĐ - BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông).

       4.2.2. Đối với môn học lựa chọn và hoạt động giáo dục tăng cường, mở rộng.

       - Thực hiện Kế hoạch giáo dục của nhà trường và căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các cấp, xét nhu cầu tự nguyện đăng kí tham gia của các em học sinh và các bậc phụ huynh, nhà trường tổ chức dạy học các môn học lựa chọn và hoạt động giáo dục tăng cường, mở rộng cụ thể như sau:

       + Tổ hợp lựa chọn 1: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ ( TK & CN)

       + Tổ hợp lựa chọn 2: Địa lí, Giáo dục KT & PL, Tin học, Công nghệ ( Trồng trọt)

       + Thực hiện chuyên đề học tập ở các bộ môn khối lớp 10, 11 với thời lượng 1 tiết/ tuần: Vật lý, Hóa học, Sinh học; Lịch sử, Địa lí, Giáo dục KT & PL và 1 tiết chuyên đề/ hk/ môn đối với các môn học khối lớp 12.

       + Tiết giáo dục kỹ năng sống khối lớp 12 với thời lượng 1 tiết/tuần: Sử dụng tài liệu kỹ năng sống nhà trường biên soạn.

       4.3. Chương trình tăng tiết, phụ đạo

       - Khối 10, 11

+ Tăng tiết, phụ đạo 3 môn (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh )

+ Dạy chuyên đề học tập đối với các môn Lịch sử, Địa lí, GDKT&PL, Vật lý, Hóa học, Sinh vật.

- Khối 12

+Tổ chức cho học sinh và phụ huynh đăng ký các môn tổ hợp để tham gia kỳ thi THPT năm 2024. (Đầu năm học)

+Tổ chức phụ đạo: Toán, Văn, Tiếng Anh và các môn tổ hợp theo nguyện vọng của học sinh và phụ huynh ( Sử - Địa- CD)

- Phụ đạo học sinh yếu, kém

+ Động viên, khuyến khích giáo viên tập hợp số học sinh yếu, kém ở các lớp dạy; lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém, hàng tháng có kiểm tra đánh giá các học sinh đó, đặc biệt học sinh khối 12.

+ Giáo viên chủ nhiệm phân công HS khá, giỏi trong lớp kèm học sinh yếu, kém

 

4.4. Chương trình Tiếng Anh tăng cường

       - Năm học 2023-2024, nhà trường tổ chức dạy học Tiếng Anh tăng cường đối với học sinh khối lớp 10. Chương trình giảng dạy sẽ có sự phối kết hợp giữa giáo Việt Nam và giáo viên người nước ngoài, nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh thông qua luyện tập để hình thành các kỹ năng giao tiếp đặc biệt là 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

       - Chương trình học: SOLUTIONS ( sử dụng sách này trong dạy học 2 năm đầu)

       - Luyện tập kỹ năng làm bài kiểm tra: mỗi chủ đề bao gồm các bài tập làm quen với các dạng đề thường gặp trong các kỳ thi CAMBRIDGE, IELTS, …( năm thứ ba)

       - Thời lượng giảng dạy 35 tuần, mỗi tuần 04 tiết/lớp. Tổng số tiết trong năm học là 140 tiết/lớp.

       - Hình thức tổ chức lớp học theo lớp học chính khoá ( 06 lớp 10 theo thời khóa biểu).

       6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

       6.1. Công tác Giáo dục nề nếp, tác phong học sinh

       * Mục tiêu

         - Tiếp tục xóa bỏ những nghi ngại, thành kiến không tốt về nề nếp nhà trường.

       - Tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa công tác giáo dục đạo đức lối sống, tác phong. Tạo dựng lòng tin đối với CMHS và xã hội

       * Chỉ tiêu

       - Không để xảy ra tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác trong trường.

       - Tỉ lệ hạnh kiểm khá, tốt đạt trên 90%.

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Mọi thành viên trong nhà trường phải đặt công tác giáo dục đạo đức, tác phong HS lên hàng đầu; Huy động tất cả nguồn lực để thực hiện tốt việc giáo dục tác phong, phải thay đổi được thành kiến của CMHS, xã hội về trường Hà Huy Tập, xem đây là sự sống còn của nhà trường.

       - Phát huy vai trò Ban nề nếp ( BNN ) trong công tác quản lý HS, phải xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể.

       - Thực hiện xếp loại hạnh kiểm tuần, tháng đúng theo quy định. Cuối mỗi tháng, GVCN gửi thông tin học tập về rèn luyện của HS về cho gia đình. HS có hạnh kiểm trung bình, yếu thì GVCN, BNN phải làm việc trực tiếp với Cha mẹ học sinh để bàn giải pháp giúp các em tiến bộ. Nếu không hiệu quả thì báo BGH làm việc, đặc biệt không để xảy ra tình trạng HS bị hạnh kiểm TB, Yếu trong 2 tháng liên tiếp.

       - Tìm hiểu hoàn cảnh từng HS để có biện pháp giáo dục phù hợp. Mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lý tình huống để công tác giáo dục có hiệu quả. Nghiêm cấm các hành vi đánh, xúc phạm đến HS.(Nếu vi phạm sẽ xử phạt hành chính theo quy đinh và áp dụng đúng quy chế đánh giá xếp loại thi đua cuối năm)

       - Không phê bình, cảnh cáo trực tiếp HS trước lớp, trường. Những trường hợp cá biệt cần có kế hoạch giáo dục riêng (Cần tìm hiểu nguyên nhân để tâm sự, uốn nắn riêng)

       - GVCN, Ban đại diện CMHS lớp có biện pháp khuyến khích, động viên các em có tiến bộ và động viên cán bộ lớp làm việc.

       - BNN có biện pháp quản lý tốt HS trong các giờ ra chơi, đầu giờ và trước cổng trường lúc tan học, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng. Đặc biệt phải có kế hoạch quản lý tốt việc sử dụng thuôc lá, các chất kích thích khác trong trường.

       - Giữ tốt mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường (trực tiếp gặp, điện thoại, tin nhắn...). Lập các diễn đàn kết nối ( zalo, Facebook, messenger...) giữa GVCN với CMHS, GVCN với HS để trao đổi thông tin.

       - Tổ chức tuyên truyền về ATGT, TTXH, nói chuyện với HS về “Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên”, “Quan hệ nam, nữ”.

       - Xử lý HS vi phạm nội quy theo “Quy trình xử lý học sinh”

       - Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hướng học sinh vào các hoạt đông học tập và rèn luyện hữu ích.

       6.2. Công tác chuyên môn

       6.2.1. Đổi mới quản lý dạy học

       * Mục tiêu:

       - Đổi mới công tác quản lý theo hướng chuẩn hóa, tinh giản hồ sơ sổ sách, nâng cao vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của tổ.   

       * Chỉ tiêu:

       - 100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

       - 100% giáo viên sử dụng hồ sơ điện tử trên phần mềm vn.edu.

- Tỉ lệ HS đạt học lực TB trở lên đạt trên 90%, tỉ lệ học sinh lên lớp sau khi thi lại: 98%

- Tỉ lệ học sinh xếp loại Khá, Giỏi ( Tốt) về học lực: 30 %

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Tiếp tục thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, từng bước sử dụng học bạ điện tử ( năm học 2023 - 2024 thực hiện học bạ điện tử K 10, 11) để nâng cao hiệu quả công tác quản lí, thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên và các thông tin khác trong quản lí, báo cáo.

       - Thông qua kế hoạch giáo dục của các tổ chuyên môn, bộ phận chuyên môn nhà trường sẽ xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chuyên môn trong năm học.

       - Tổ chức họp tổ trưởng định kì 01 lần/ tháng, trước cuộc họp cơ quan hằng tháng nhằm đánh giá công tác dạy học tháng trước và bàn bạc, thảo luận các biện pháp thực hiện cho các công tác tháng sau ( chuẩn bị trước các nội dung và gửi trước cho từng tổ trưởng xem và chuẩn bị nội dung phát biểu trong cuộc họp)

       - Sau mỗi hoạt động, mỗi học kỳ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, nội dung và cách thức thực hiện.

       - Nâng cao chât lượng bộ môn theo hướng bền vững bằng nhiều biện pháp khác nhau: đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đặt ra chỉ tiêu từng bộ môn làm mục tiêu phấn đấu cho từng năm học.

       6.2.2. Đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh

       * Mục tiêu

       - Năm học 2023-2024, phấn đấu thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Đặc biệt là các môn học Lịch sử, Ngữ văn, GDTC, Tin học, Công nghệ, Nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm, Kỹ năng sống.

       * Chỉ tiêu:

       - 100% giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phuơng pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.

       - 100% giáo viên vận dụng có hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật và công cụ KTĐG.

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kì các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục.

- Hình thức tổ chức dạy học không chỉ trong phạm vi lớp học mà có thể ngoài trời, thông qua các hoạt động, thông qua trải nghiệm thực tế môn học.

       - Xây dựng kế hoạch bài học (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành, cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh.

       + Đối với môn Lịch sử, cần tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực; đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong học tập môn Lịch sử.

       + Đối với môn Ngữ văn, cần thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng dẫn tại Công văn số 1850/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

- Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; đánh giá qua các hoạt động trên lớp, qua hồ sơ học tập; qua kết quả thực hiện dự án học tập, qua kết quả thực hành, thí nghiệm; qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…) của học sinh trong thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra được quy định trong CT GDPT hiện hành trên nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai.

- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập và rèn luyện của HS; không so sánh học sinh với nhau; đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số

- Việc kiểm tra, đánh giá cụm chuyên đề học tập lựa chọn được thực hiện theo khoản 3, Điều 6 tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi nhận vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh thuộc học kì khi kết thúc dạy học cụm chuyên đề học tập.

       6.2.3. Nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn

       * Mục tiêu

       - Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chuyển hướng trọng tâm của sinh hoạt tổ chuyên môn từ việc tập trung vào các nội dung hành chính, dự giờ đánh giá giáo viên sang tập trung vào nghiên cứu bài học.

       * Chỉ tiêu

       - 100% tổ bộ môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH.

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập  trung chủ yếu vào việc học của HS) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.

       - Tập trung nghiên cứu cải thiện các vấn đề chuyên môn cốt lõi, đặc biệt tập trung dạy học Chương trình GDPT 2018. (Sinh hoạt tổ chuyên môn, cụm chuyên môn).

       - Chú trọng chất lượng, đơn giản hóa các thủ tục, các loại biên bản.

       - Sinh hoạt theo cụm trường (nghiên cứu bài học, chuyên đề về phương pháp dạy học, KTĐG…)

       - GV dự giờ, thao giảng theo quy định, kiểm tra hồ sơ chuyên môn 2 lần/năm học.

       6.2.3. Tổ chức, tham gia các hội thi chuyên môn.

       * Mục tiêu

       - Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động chuyên môn trong nhà trường; tham gia các hội thi chuyên môn do sở GD & ĐT Quảng Nam tổ chức ( Các hội thi phù hợp với điều kiện nhà trường, năng lực học sinh).

       * Chỉ tiêu

       - Mỗi tổ xây dựng, tổ chức 01 hoạt động chuyên môn/ năm học.

       - Mỗi tổ tham gia 01 hội thi chuyên môn/ 1 năm học

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Ngay từ đầu năm học, các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch tổ chức các hoạt động chuyên môn cấp trường trình Hiệu trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng tổ.

       + Tổ Ngữ văn: Lên kế hoạch, tổ chức hoạt động trưng bày mô hình học tập, ngày hội học sinh thử một ngày làm giáo viên; tham gia hội thi Văn học – Học văn cấp tỉnh.

       + Tổ Sử - Địa – GDCD: Lên kế hoạch, tổ chức hoạt động trưng bày sản phẩm học tâp, tổ chức các tiết dạy GDĐP theo hướng đổi mới, ngày hội học sinh thử một ngày làm giáo viên.

       + Tổ Lý – Hóa –Sinh: Lên kế hoạch, tổ chức hoạt động trưng bày sản phẩm Stem, tổ chức các tiết dạy GDĐP, Công nghệ và HĐTN theo hướng đổi mới.

       + Tổ TD –QP: Lên kế hoạch, tổ chức ngày hội học sinh thử một ngày làm giáo viên; tham gia Hội thao Quốc phòng.

       + Tổ Toán: Tham gia cuộc thi KH – KT cấp tỉnh

       6.2.4. Ôn tập thi Tốt nghiệp THPT 2024.

       * Mục tiêu

       - Nâng cao chất lượng, tỷ lệ tốt nghiệp THPT theo hướng bền vững.

       * Chỉ tiêu

       - Tỷ lệ tốt nghiệp năm 2024 bằng hoặc cao hơn mặt bằng chung của tỉnh.

       - Chỉ tiêu tốt nghiệp từng bộ môn:

TT

MÔN

ĐIỂM

TỶ LỆ

ĐTB

VỊ THỨ SO VỚI TỈNH

1

Toán

4.0

85%

5.0

45

2

Ngữ văn

4.0

85%

5.0

47

3

Tiếng Anh

3.2

80%

3.5

53

4

Lịch sử

4.5

80%

5.8

26

5

Địa lí

5

80%

5.8

42

6

GDCD

6

80%

8.3

9

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Tư vấn học sinh chọn tổ hợp môn thi, lên kế hoạch cụ thể và thực hiện việc ôn tập thi TN THPT ngay từ đầu năm học.

       - Các bộ môn tham gia thi TN THPT tập trung biên soạn, bổ sung tài liệu, bài tập phù hợp với chủ trương thi của BGD, những học sinh còn yếu giáo viên cần có kế hoạch phụ đạo riêng đảm bảo cho HS có đủ kiển thức để tham gia kỳ thi đạt kết quả theo chỉ tiêu đề ra.

     - Tổ chức đánh giá tình hình dạy học, ôn thi 2 lần/ học kì để từng bộ môn điều chỉnh cho phù hợp.

     - Tham gia thi thử với các trường theo kế hoạch của Sở, Cụm liên trường.

       6.3. Tổ chức các hoạt động NGLL, hướng nghiệp, trải nghiệm, kỹ năng sống

       * Mục tiêu

       - Các hoạt động phải phù hợp với năng lực, sở thích của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

       - Tăng cường, nâng cao nhận thức giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, giúp học sinh có lối sống lành mạnh, có ý thức về giá trị bản thân, biết tôn trọng và quan tâm giúp đỡ mọi người, để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học.

       - Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, chủ động trong việc chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của xã hội.

       * Chỉ tiêu

       - Tổ chức chương trình tìm kiếm tài năng; Giới thiệu sách: Đoàn thanh niên

       - Tổ chức hoạt động NGLL- HN - TN 1 lần/ tháng: Ban HĐNGLL

       - Tổ chức tuyên truyền các ngày lễ lớn trong năm : Công đoàn + Đoàn thanh niên.

       - Tổ chức Ngày hội trải nghiệm - sáng tạo vào tháng 3 năm 2024: Ban HĐNGLL

       - Tổ chức các giải thể thao, văn nghệ và tham gia giao lưu với các đơn vị, làm sôi nổi các hoạt động trong nhà trường : Đoàn thanh niên

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Thành lập Ban HĐNGLL trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch môn học NGLL, HN, HĐTN xuyên sốt cả năm học trên cơ sở đảm bảo nội dung chương trình và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

       - Tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần với nhiều hoạt động sôi nổi phù hợp với sở thích HS hơn, đảm bảo học sinh không nhàm chán

       - Đảm bảo chương trình hoạt động trải nghiệm cho HS lớp 10.

       - Thường xuyên hướng nghiệp cho HS 12 để các em định hướng chọn ngành, nghề sau khi hoàn thành chương trình lớp 12.

       6.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đoàn thể, câu lạc bộ

       * Mục tiêu

       Tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với xu thế mang thương hiệu riêng của nhà trường

       * Chỉ tiêu

       - Tổ chức thành công và mang dấu ấn riêng Ngày hội Trải nghiệm - Sáng tạo, Lễ trưởng thành cho HS lớp 12

       - Tổ chức các hội thi TDTT, Văn nghệ v.v cho HS

       - Tổ chức và đi vào hoạt động có hiệu quả ít nhất 4 CLB học đường

       - Tổ chức được ít nhất 1 đợt tham quan học tập ngoài nhà trường

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Huy động mọi tổ chức, đoàn thể cùng tổ chức, tham gia các hoạt động

       - Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên tham gia

       - Cấp kinh phí cho các CLB hoạt động hiệu quả

       6.5. Xây dựng hình ảnh nhà trường

       * Mục tiêu

       Xây dựng hình ảnh nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu cho nhà trường.

       Giúp mọi người có thể biết đến một cách rộng rãi và nhận diện được đặc điểm riêng của trường.

         * Chỉ tiêu

       - 100% CB, GV, NV nhà trường cùng nhiệt tình tham gia vào việc xây dựng, quảng bá hình ảnh nhà trường. Xây dựng hình ảnh đẹp từ trang phục, lời nói, cung cách giao tiếp, hoạt động.

       - Có ít nhất 02 bài viết/ clip/hình ảnh quảng bá đăng trên các phương tiện tuyền thông/tháng

       - Làm các bài viết bài viết/ clip/ hình ảnh độc đáo, sinh động trong các dịp đặc biệt, tuyển sinh

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Thành lập Ban truyền thông và phân công cụ thể cho từng thành viên thực hiện nhiệm vụ

       - Xây dựng các trang mạng xã hội như: Website, Facebook, Youtube, Tiktok và phân công cụ thể người quản trị

       - Mở rộng, phát huy vai trò hoạt động của CLB Phát thanh học đường, CLB Nhiếp ảnh.

       6.5. Công tác nội trú

       * Mục tiêu

       - Giữ ổn định quy mô nội trú. Quản lý HS chặt chẽ, chuyên nghiệp. Tạo sự an tâm cho CMHS

       * Chỉ tiêu

       - Số lượng HS nội trú giảm dưới 10%

       - Không xảy ra ngộ độc thức ăn, mất cắp, sử dụng chất kích thích, đánh nhau nghiêm trọng trong học tập và sinh hoạt

       - Tổ chức ít nhất 02 nội dung vui chơi, giải trí cho HS

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Thành lập Ban QL Nội trú, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và nhiệm vụ cụ thể cho từng công việc.

       - Các thành viên tham gia quản lý HS nội trú nhiệt tình, trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, không để xảy ra bất cứ sai sót gì

       - Phổ biến nội quy đến từng HS và CMHS. Thực hiện ký cam kết khi tham gia ở nội trú. Thực hiện kỷ luật nghiêm nếu HS vi phạm nội quy, cần thiết có thể không cho ở nữa.

       - Thường xuyên kiểm tra thực đơn, chất lượng bữa ăn. Lắng nghe sự phản hồi của HS để điều chỉnh thực đơn kịp thời nếu không phù hợp

       - Thường xuyên kiểm tra vệ sinh phòng ở HS

       - Tổ chức nói chuyện ít nhất 1 lần/tháng để nắm bắt thông tin, nguyện vọng HS

       - Thông báo việc ăn ở, sinh hoạt, học tập của HS cho gia đình 1 lần/tháng

       6.6. Cơ sở vật chất, tài chính

       * Mục tiêu

       - Từng bước hoàn thiện CSVC phục vụ công tác dạy học.

       - Tôn tạo cảnh quan nhà trường “ Xanh, sạch, đẹp, độc đáo”

       - Ổn định nguồn thu. Từng bước nâng cao đời sống cho người lao động

       * Nhiệm vụ, giải pháp

       - Lắp thêm máy tính cho phòng thực hành ( 20 máy ), phòng làm việc ( 2 máy ). Lắp thêm 04 máy điều hòa cho phòng học, phòng làm việc.

       - Sữa chữa, tôn tạo lại đường đi chính, sân trường, sân bóng chuyền, bóng đá, khu vui chơi. Làm lại hệ thống cống

       - Làm lại la phông các khu nhà bị xuống cấp

       - Có kế hoạch chuẩn bị CSVC cho giai đoạn sau năm 2025

       - Có kế hoạch trang bị thiết bị dạy học cho chương trình GDPT 2018

       - Thực hiện chi trả chế độ cho NLĐ đủ, kịp thời theo Quy chế CTNB

       - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc HS nộp học phí, tiền ăn v.v. , không để nợ đọng kéo dài quá 2 tháng.

       Kế hoạch giáo dục của nhà trường được triển khai trong toàn cơ quan. Các đoàn thể, ban công tác, tổ, cá nhân có trách nhiệm triển khai cụ thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao; có số liệu, tài liệu minh chứng cụ thể vào cuối năm học 2023 - 2024.

 

Nơi nhận:

+ Sở GD&ĐT Quảng Nam             

+ HĐQT trường

+ Toàn CQ

+ Lưu

 

 

 

          HIỆU TRƯỞNG

                  ( Đã ký )

 

 

 

 

          LẠI THẾ NAM

 

 

Gallery ảnh

Banner liên kết

logotavico

thkn

vnedu

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 50
Liên kết web : 18
Số lần xem bài viết : 23290
Hiện có 1 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Lại Thế Nam Hiệu trưởng 0905687404 namhht78@gmail.com
2 Phùng Lý Xuân P.Hiệu trưởng 0932400897 xuan76hht@gmail.com
3 Nguyễn Thị Mộng Hoa P.Hiệu trưởng 0974154941 monghoavan@gmail.com
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Nguyễn Vũ Tứ Duy TT Tổ Toán - Tin 782767335 nguyenvutuduy@gmail.com
2 Đỗ Thanh Lâm Giáo viên 397538412 thanhlam1512@gmail.com
3 Lưu Quý Đoan Giáo viên 777493566 quidoandt1991@gmail.com
4 Nguyễn Thành Công Giáo viên 334648808 thanhcongnguyenhtk7891@gmail.com
5 Nguyễn Ngọc Hân Giáo viên 976036479 hannguyen479@gmail.com
6 Vương Hữu Ánh Giáo viên 388454678 huuanhxd@gmail.com
7 Huỳnh Thanh Chiến Giáo viên 704435112 htchien.qn@gmail.com
8 Ngô Thị Phương TT Tổ Văn 969034035 phuonghht1984@gmail.com
9 Nguyễn Thị Thanh Vân Giáo viên 378330596 vnthanhvan@gmail.com
10 Nguyễn Thị Tin Giáo viên 359204489 Petintamthai@gmail.com
11 Thái Thị Vy Giáo viên 395317215 vythai.sp@gmail.com
12 Nguyễn Thị Xuân Mận TT Tổ Lý-Hóa-Sinh 378909212 xuanmanst@gmail.com
13 Nguyễn Thị Thùy Trang Giáo viên 979516046 nguyenthuytrang009@gmail.com
14 Trần Đình Zét Giáo viên 944426286 zethoa@gmail.com
15 Trần Thị Sỹ Giáo viên 941105237 tranthisytb@gmail.com
16 Nguyễn Thị Thư Giáo viên 706070763 nthu0412@gmail.com
17 Trương KaLi Giáo viên 775540842 truongkali@gmail.com
18 Mai Thị Huyền TT Tổ Sử -Địa GDCD 365744071 maihuyen28041992@gmail.com
19 Trần Thị Phúc Giáo viên 971952983 phuctran23296@gmail.com
20 Phạm Nguyễn Phúc Giáo viên 971964990 lino3ky@gmail.com
21 Nguyễn Thị Dương Giáo viên 981105897 nguyenthiduong191097@gmail.com
22 Nguyễn Thị Thục Nguyên TT Tổ Tiếng Anh 906532537 thucnguyen218@gmail.com
23 Tạ Thị Yến Linh Giáo viên 989220123 linhtty@gmail.com
24 Lê Thị Thi Tranh Giáo viên 376897320 tranhle1991@gmail.com
25 Thái Thị Vân Giáo viên 964468853 thaithivantk@gmail.com
26 Bùi Quang Dũng TT Tổ TD, QP- AN 935230522 dungtoiday2019@gmail.com
27 Trần Minh Thám Giáo viên 935809172 minhthamhht@gmail.com
28 Nguyễn Văn Quang Giáo viên 901121722 quangtdtt95@gmail.com
29 Trần Hoài Nam Giáo viên 812380883 namtranhoai20811996@gmail.com
30 Trần Văn Tương TT Tổ HCQT 932538009 tuongkhiem72@gmail.com
31 Huỳnh Thị Cần Nhân viên 905812045 canlekhiem@gmail.com
32 Trần Thị Bích Liên Nhân viên 703059332
33 Võ Ngọc Hai Nhân viên 905523497
34 Nguyễn Thành Bảo Nhân viên 934942757
35 Nguyễn Thị Kim Anh Nhân viên 357455264
36 Lê Thị Lượng Nhân viên 934788816
37 Nguyễn Ngọc Tường Vy Nhân viên 327711409 seratuongvy1996@gmail.com